7 Kì quan thế giới mới với nét đặc biệt và đầy sự bí ẩn khiến người xem phải bất ngờ

7 kỳ quan thế giới mới

1. Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc)

Vạn Lý Trường Thành là công trình nhân tạo dài nhất thế giới, trải dài 6.400km, được xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ V trước Công nguyên để bảo vệ đất nước khỏi sự xâm lược của các quốc gia khác.

Công trình được xây dựng dưới nhiều triều đại nhưng phần lớn được xây dựng trong thời nhà Minh.

Người Trung Quốc có câu nói nổi tiếng: “Nếu chưa đi Vạn Lý Trường Thành thì không phải là một người đàn ông thực thụ”. 

Những lưu ý quan trọng cần nắm rõ khi du lịch Vạn Lý Trường Thành

Với độ dài như thế thì việc đi hết Vạn Lý Trường Thành là một điều không tưởng và cũng không nên. Du khách chỉ nên chọn những đoạn tường thành phát triển du lịch như đã nêu bên trên nhé. Thể lực là thứ quan trọng khi đến Vạn Lý Trường Thành thăm quan, bạn nên chuẩn bị cho mình một thể lực thật tốt cho chuyến đi bộ có thể kéo dài đến cả tiếng.

Giày cao gót sẽ làm hỏng cả chuyến thăm quan của bạn, vì đoạn tường nhiều chỗ dốc, và việc đi lại nhiều sẽ làm đôi chân “đau thấu trời” đấy. Đi đêm, trời lạnh và sương, hãy mang theo áo khoác nhẹ, chuẩn bị áo mưa mỏng để tránh cảm lạnh. Đi vào ban ngày thì cần mang theo nước, mũ, kem chống nắng và kính râm để tránh say nắng hoặc bị cháy da nhé.

2. Thành phố cổ Petra

Thành phố cổ Petra nằm ở Jordan là thủ đô của Vương quốc Nabataeans của vua Aretas IV (năm 9 trước Công nguyên – năm 40 sau Công nguyên).

Petra nổi tiếng với những cấu trúc bằng đá, đặc biệt là ngôi đền cao 42m với mặt tiền được chạm khắc bằng đá màu hồng. Điểm nổi bật nhất ở thành cổ Petra là hệ thống những lăng mộ cổ, với lối kiến trúc đồ sộ và ấn tượng, đền đài tôn giáo, và di tích khảo cổ khác. Phổ biến nhất là lối kiến trúc có nguồn gốc từ Hy Lạp, với mặt tiền bằng đá đẽo, như ngôi đền cổ Nabataean, khu lăng mộ Urn, Palace, Corinthian và Deir. Ngoài ra, còn có các di tích khảo cổ, công trình kiến trúc từ thời tiền sử đến trung cổ. Chúng là chứng tích của những nền văn minh đã mất, vẫn có giá trị cho đến ngày nay.

Thành phố này có gần 600 công trình kiến trúc. Những đền đài, công trình kiến trúc xen lẫn giữa địa hình độc đáo của thành cổ Petra được xem là những di sản vô giá đối với thế giới. Tuy theo thời gian, do sự phân rã theo tự nhiên của kiến trúc sa thạch làm ảnh hưởng đến tính xác thực của di tích trong một thời gian dài, nhưng một số ngôi đền kiên cố như Qasr al Bint và nhà thờ lăng mộ Urn vẫn không hề mai một theo thời gian. Có thể nói, những di tích lịch sử tại Petra luôn gợi lại trong lòng du khách biết bao kỷ niệm về một thời huy hoàng rực rỡ của thành phổ cổ Petra.

3. Tượng Chúa Cứu thế (Brazil)

Đây là bức tượng Chúa Jesus đứng trên đỉnh núi Corcovado tại thành phố Rio De Janeiro của Brazil. Tượng được dựng năm 1931 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Brazil độc lập:

Tượng cao 30m đứng trên bệ 7m. Đầu tượng nặng 35,6 tấn, cao 3,7m. Mỗi cánh tay nặng 9,1 tấn, khoảng cách giữa hai đầu ngón tay của bàn tay trái và phải là 23m. Có một điều đặc biệt là tượng thường xuyên bị sét đánh: Do nằm trên đỉnh núi, công trình này dễ bị sét đánh và trên thực tế không ít lần trở thành cột thu lôi trong năm. Vào năm 2008, một cơn bão lớn đã làm hư hại phần đầu, lông mày và ngón tay của tượng. sau đó, vào năm 2014, sét đánh đã làm gãy một ngón tay của tượng.

Bức tượng là một biểu tượng của hòa bình và lòng hiếu khách của người dân Brazil.

4. Pháo đài Machu Picchu (Peru)

Pháo đài Machu Picchu được xây dựng vào năm 1450 sau Công nguyên, tuy nhiên, sau đó, thành phố này đã bị bỏ hoang hàng trăm năm.

Pháo đài Machu Picchu UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1983.

Machu Picchu được xây dựng theo phong cách cổ điển của người Inca, với những bức tường đá khô được đánh bóng. Ba cấu trúc chính của nó là Intihuatana, Đền thờ Mặt trời và căn phòng của Ba cửa sổ. Hầu hết các tòa nhà bên ngoài đã được xây dựng lại để cung cấp cho khách du lịch cái nhìn tốt hơn về cách chúng xuất hiện thuở ban đầu. Đến năm 1976, 30% Machu Picchu đã được khôi phục và việc trùng tu vẫn tiếp tục. Machu Picchu được tuyên bố là Thánh địa lịch sử của Peru vào năm 1981 và là Di sản thế giới của UNESCO vào năm 1983. Năm 2007, Machu Picchu được bình chọn là một trong Bảy kỳ quan thế giới mới trong một bình chọn những kỳ quan thế giới qua mạng lưới toàn cầu để tìm ra bảy tuyệt tác kiến trúc nghệ thuật khác bên cạnh Bảy kỳ quan thế giới cổ đại của văn minh nhân loại.

Đây là một trong những tàn tích nổi tiếng nhất của nền văn minh Inca – nền văn minh phát triển mạnh mẽ trong khu vực dãy núi Andes ở phía Tây Nam Mỹ.

5. Khu di tích Chichen Itza (Mexico)

Chichen Itza là sản phẩm của nền văn minh Maya, được xây dựng bởi một bộ tộc Itzáes trong thế kỷ thứ IX và phát triển thành một thủ đô trong khu vực cho đến thế kỷ thứ XII:

Địa điểm này chứa đựng vô số phong cách kiến trúc khác nhau như El Castillo (đền thờ của Kukulkan) và đền thờ của Warriors.

Hiện tại, nguồn gốc thực sự của người Itza vẫn còn là một bí ẩn. Được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới và là một trong bảy kỳ quan thế giới mới, Chichen Itza ngày nay thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan. Nơi đây cũng là một công trình hấp dẫn rất nhiều nhà nghiên cứu khảo cổ để khám phá về nền văn minh Maya bí ẩn bậc nhất trên Trái Đất thuở xa xưa.

6. Đấu trường La Mã (Ý)

Đấu trường La Mã hay còn được gọi là đấu trường Colosseum là công trình kiến trúc được xây dựng vào năm 80 sau Công nguyên dưới thời trị vì của hoàng đế Titus Vespasian.

Để hoàn thành đấu trường La Mã, một lực lượng 60.000 người đã được huy động.

Đấu trường La Mã ngoài công dụng chính là nơi cho các võ sỹ giác đấu và nô lệ có nguồn gốc tù binh chiến tranh thi đấu thì còn là nơi được dùng làm biểu diễn công chúng, tập trận giả trên biển, săn thú, kịch cổ điển...

Đấu trường La Mã có chiều cao lên đến 50m, dài 189m, rộng 156m và 3 tầng ghế ngồi. Tuy nhiên, vào năm 207 sau Công nguyên, một đám cháy lớn đã phá hủy tầng trên cùng. 

Hiện nay, đấu trường La Mã là một địa điểm du lịch độc đáo, không thể bỏ qua khi ghé thăm thành phố Rome. Mỗi năm, thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch đến tham quan và chiêm ngưỡng. Nó thật sự là một công trình kiến trúc vĩ đại của con người từ thời xa xưa.

7. Đền thờ Taj Mahal (Ấn Độ)

Đền Taj Mahal ở Agra (Ấn Độ) là lăng mộ hoành tráng do hoàng đế Mughal Shah Jahan cho xây dựng nhằm tưởng nhớ người vợ quá cố thân yêu của mình – Mumtaz Mahal. Công trình bắt đầu được xây dựng năm 1632 và mất khoảng 15 năm để hoàn thành.

Toàn bộ ngôi mộ được xây dựng bằng đá cẩm thạch, gồm 4 tháp, mỗi tháp cao hơn 13 tầng

Taj Mahal là sự kết hợp của nhiều phong cách kiến trúc, gồm phong cách kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Hồi giáo. Nổi tiếng là nơi thiêng liêng và kì vĩ, đền thờ Taj Mahal ở Ấn Độ còn được xem là biểu tượng tình yêu bất diệt của hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahal. Ngoài ra, tọa lạc tại vị trí đắc địa, đền thờ như là viên ngọc quý lung linh giữa trời xanh mà bất cứ ai nhìn thấy cũng đều bị thu hút.

Đền thờ Taj Mahal gồm có cổng chính, nhà thờ, vườn cây, lăng mộ và khu nghỉ. Đền được xây dựng trên một khu đất rất rộng và ở giữa là một tòa lâu đài là lăng mộ của hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahah. Bốn góc đền là 4 tháp cao 40m, theo đạo Hồi số 4 tượng trưng cho sự bất diệt. Xung quanh được chạm khắc tinh xảo bằng đá quý và được trang trí nhiều họa tiết trang nhã mang lại vẻ đẹp tráng lệ vô cùng.

Bạn thích bài viết này? Cập nhật thông tin bằng cách tham gia bản tin của chúng tôi!

Bình luận

Bạn phải đăng nhập để viết bình luận.

Những bài viết liên quan
Thông tin tác giả