Con gái nên chọn ngành kế toán hay kiểm toán. Một số điều cần biết về ngành.

CON GÁI NÊN HỌC KẾ TOÁN HAY KIỂM TOÁN?

 

Con gái nên học kế toán hay kiểm toán sẽ tùy thuộc vào sở thích và kỹ năng của mỗi bạn. Đây là vấn đề đang băn khoăn giữa nhiều bậc phụ huynh và học sinh trong thời điểm hiện tại. Để làm rõ hơn vậy liệu Con gái nên học Kế toán hay Kiểm toán thì hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

 

Con gái nên học kế toán hay kiểm toán?

Nghề Kế toán là gì

 

Theo đó, bộ phận kế toán đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế, từ phạm vi quản lý ở từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cho đến phạm vi quản lý của toàn bộ nền kinh tế.

Như vậy, khái niệm kế toán đã cho chúng ta thấy được rằng đối tượng của kế toán chính là sự hình thành và biến động của tài sản mà kế toán cần phản ánh, được thể hiện ở 02 mặt là tài sản và nguồn vốn trong quá trình hoạt động của tổ chức.

 Nghề Kiểm toán là gì

 

Hiểu một cách đơn giản, kiểm toán là hoạt động kiểm tra, xác minh tính trung thực, chính xác của báo cáo tài chính. Thông qua đó, người làm kiểm toán có thể cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức.

Không chỉ đối với các chủ thể doanh nghiệp, mà kết quả kiểm toán còn có sức ảnh hưởng lớn đến các nhà đầu tư đang quan tâm đến tình hình tài chính. Bên cạnh đó, báo cáo tài chính còn là cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của một tổ chức đối với cơ quan nhà nước.

Sự khác biệt giữa kế toán và kiểm toán

Nghề kế toán

Mục đích chính: Kế toán nhằm ghi lại, xử lý và báo cáo thông tin tài chính của tổ chức.

Nội dung công việc: Công việc kế toán tập trung vào việc ghi chép giao dịch tài chính hàng ngày, tạo báo cáo tài chính và phân tích tài chính.

Tính độc lập: Kế toán là một chức năng quản lý nội bộ trong tổ chức.

Trách nhiệm: Kế toán viên chịu trách nhiệm cho việc ghi chép và báo cáo thông tin tài chính.

Đối tượng: Kế toán cung cấp thông tin tài chính cho các bên nội bộ của tổ chức, như quản lý và cổ đông.

Nghề kiểm toán

Mục đích chính: Kiểm toán có nhiệm vụ đánh giá và xác nhận tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin tài chính.

Nội dung công việc: Kiểm toán viên kiểm tra, đánh giá các hồ sơ tài chính và kiểm soát nội bộ, và đưa ra nhận định về tính chính xác và tuân thủ quy định.

Tính độc lập: Kiểm toán là hoạt động bên ngoài và độc lập. Kiểm toán viên thường không phải là nhân viên của tổ chức mà là người bên ngoài được thuê để thực hiện kiểm toán.

Trách nhiệm: Kiểm toán viên chịu trách nhiệm xem xét tính chính xác và công bằng của thông tin tài chính.

Đối tượng: Kiểm toán cung cấp thông tin tài chính độc lập cho các bên liên quan bên ngoài, như cổ đông, ngân hàng và cơ quan quản lý thuế.

 

Sự khác biệt giữa kế toán và kiểm toán

Để làm rõ hơn việc so sánh giữa kế toán và kiểm toán thì chúng ta có thể xét đến những yếu tố sau: 

Công việc của Kế toán và Kiểm toán

Kế toán

Đối với một nhân viên kế toán sẽ thực hiện và chịu trách nhiệm các đầu công việc như:

Thu thập thông tin về các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh từ tất cả các phòng ban tại tổ chức vào chứng từ kế toán là phiếu thu, hóa đơn bán hàng, phiếu nhập và xuất kho.

Ghi chép và tổng hợp chi tiết các hoạt động tài chính của tổ chức vào sổ kế toán chính xác.

Lập báo cáo kế toán hàng tháng từ các số liệu đã ghi chép và tổng hợp được để gửi lên Ban lãnh đạo. Qua đó, thực hiện những điều chỉnh phù hợp với hoạt động kinh doanh, mang đến sự thay đổi tích cực cho tổ chức.

Vậy những kỹ năng thiết yếu mà một kế toán viên cần trang bị để có thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao là gì? Theo đó, nhân viên kế toán cần trang bị một số kỹ năng và kinh nghiệm cần có như:

Người làm công việc kế toán cần thành thạo các công cụ tin học văn phòng, các phần mềm kế toán chuyên dụng như: MISA, Fast và 3TSoft.

Đảm bảo trình chuyên môn và năng lực nghiệp vụ tốt.

Có khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp số liệu khoa học, hợp lý.

Nhạy bén trước sự biến động của thông tin tài chính, kinh tế.

Theo dõi và nắm bắt sự thay đổi, xu hướng của nền kinh tế.

Kiểm toán

Công việc của một kiểm toán viên sẽ gồm một số đầu mục công việc như:

Kiểm toán thu – chi, tài sản của công ty, sử dụng nguồn nhân lực, quy trình và chứng từ tuân thủ theo Luật nhà nước, quy chế và nội quy của doanh nghiệp.

Lập kế hoạch kiểm toán dựa trên cơ sở phân tích mục tiêu và nguồn dữ liệu thu thập được.

Thực hiện kiểm tra, giám sát tiến độ và khối lượng công việc của đơn vị.

Lưu trữ các chứng từ, hồ sơ liên quan đến quá trình công tác.

Ghi nhận và đề xuất hướng giải quyết, khắc phục những khó khăn, vướng mắc phát sinh với nhà thầu và các bộ phận có liên quan.

Lập báo cáo theo tuần, tháng, quý, năm theo yêu cầu của Ban quản trị.

 Để thực hiện tốt các đầu mục công việc trên, một kiểm toán viên cần trau dồi các kỹ năng và kinh nghiệm cần có như:

Khả năng tư duy logic, diễn đạt gãy gọn, rõ ràng để tổng hợp báo cáo và đưa ra các giải pháp chính xác và dễ hiểu nhất.

Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng và các phần mềm chuyên dụng như: MISA, Fast và 3TSoft.

Có khả năng làm việc hoàn toàn độc lập, chủ động và trung thực trong công việc.

Có tính tỉ mỉ, thận trọng khi thực hiện công việc.

Mức lương của kế toán và kiểm toán

 

Mức lương của kiểm toán

Đối tượng áp dụng bảng lương cán bộ, công chức ngành Kiểm toán nhà nước như sau:

- Loại A3 gồm: Chuyên viên cao cấp, Kiểm toán viên cao cấp và tương đương;

- Loại A2 gồm: Chuyên viên chính, Kiểm toán viên chính và tương đương;

- Loại A1 gồm: Chuyên viên, Kiểm toán viên và tương đương.

Như vậy, Kiểm toán viên chính có hệ số lương từ: 4.40 đến 6.78.

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của Kiểm toán viên chính được tính như sau:

Mức lương thực hiện = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng

Từ 01/7/2023 thì mức lương cơ sở thay đổi thành 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP). Khi đó Kiểm toán viên chính sẽ nhận mức lương là: 7.920.000 đồng/tháng và 12.204.000 đồng/tháng.

 

Mức lương của kế toán

Nhà nước không quy định về mức lương tối đa của ngành nên tùy theo khả năng của cá nhân và đãi ngộ công ty mà bạn có thể nhận được mức lương phù hợp. Theo đó, vị trí kế toán có kinh nghiệm sẽ có thang lương phổ biến từ 10 – 30 triệu đồng.

Cụ thể, với những nhân viên kế toán 1 – 2 năm kinh nghiệm, lương sẽ từ 10 – 15 triệu đồng. Với những người trên 3 năm kinh nghiệm thì mức lương từ 15 – 25 triệu đồng.

Cơ hội việc làm của kế toán và kiểm toán

Đánh giá một cách khách quan, việc làm kế toán, kiểm toán có nhiều vị trí và tuyển dụng thường xuyên với nhu cầu nhân sự lên đến hàng trăm nghìn nhân sự. Khi hoạt động kinh doanh phục hồi sau đại dịch, các doanh nghiệp quay lại thị trường, doanh nghiệp mới,... có nhu cầu tuyển các vị trí kế toán, kiểm toán và tài chính rất lớn.

Nhân viên kế toán có thể làm việc cho các doanh nghiệp tư nhân, nhà nước hay doanh nghiệp nước ngoài… Còn kiểm toán viên có thể làm việc cho cơ quan kiểm toán nhà nước hoặc phụ trách nhiệm vụ kiểm toán nội bộ cho các công ty, tư vấn kiểm toán cho doanh nghiệp, làm kiểm toán độc lập cho công ty kinh doanh dịch vụ…

Như vậy, nếu như có niềm yêu thích với các con số, với nghề kế toán/ kiểm toán thì bạn có thể cân nhắc theo học và tìm việc phù hợp. Miễn là bạn có năng lực, làm việc chuyên nghiệp thì không thiếu cơ hội công việc và thăng tiến sự nghiệp kế toán, kiểm toán cho bạn.

 

Con gái nên học kế toán hay kiểm toán?

 

Việc lựa chọn ngành học phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sở thích, mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng cá nhân và tình hình thị trường lao động. Do đó, rất khó để đưa ra một lời khuyên khách quan cho vấn đề “Con gái nên học Kế toán hay Kiểm toán?”. Tuy nhiên bạn đọc có thể dựa vào một số tiêu chí sau đây để đánh giá xem bản thân nên chọn học gì là hợp lý nhất.

Sở thích: Nếu bạn là người thích làm việc với con số, có tính kiên trì và cẩn thận, và muốn đóng góp vào quá trình quản lý tài chính của các tổ chức, thì học kế toán có thể là lựa chọn tốt. Còn nếu bạn có tính tò mò, muốn đánh giá các hệ thống và quy trình của tổ chức và đưa ra các khuyến nghị để cải thiện chúng, thì học kiểm toán sẽ là đáp án dành cho bạn.

Khả năng phân tích và tư duy logic: Cả kế toán và kiểm toán đều yêu cầu kỹ năng phân tích và tư duy logic cao. Tuy nhiên, kiểm toán còn đòi hỏi các kỹ năng phát hiện lỗ hổng, đánh giá rủi ro và kiểm soát các quy trình nội bộ của các doanh nghiệp, vì vậy nó có thể yêu cầu một trình độ tư duy logic và phân tích cao hơn so với kế toán.

Thực tế công việc: Nếu bạn thích làm việc với các báo cáo tài chính, hồ sơ thuế và đối tác kinh doanh, thì kế toán có thể phù hợp hơn. Nếu bạn thích làm việc với các quy trình kiểm tra, phát hiện các sai sót và giúp các doanh nghiệp cải thiện quy trình tài chính, thì kiểm toán có thể phù hợp hơn.

Tiềm năng phát triển: Cả kế toán và kiểm toán đều là những ngành nghề có tiềm năng phát triển cao. Tuy nhiên, kiểm toán có thể đưa ra các cơ hội phát triển nghề nghiệp hấp dẫn hơn, bao gồm các cơ hội làm việc tại các công ty kiểm toán quốc tế, trở thành một nhà tư vấn tài chính, hoặc trở thành một giám đốc tài chính của một doanh nghiệp lớn.

Với những tiêu chí đánh giá trên bạn hoàn toàn có thể trả lời được câu hỏi “Con gái nên học kế toán hay kiểm toán?” và có thể tự đưa ra sự lựa chọn tốt nhất hợp với bản thân mình.

Trên đây là những chia sẻ nhằm giải đáp cho bạn đọc câu hỏi “Con gái nên học kế toán hay kiểm toán”. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc tìm được nghề nghiệp thích hợp với bản thân và chúc bạn sớm thành công với con đường mình đã chọn.

Bạn thích bài viết này? Cập nhật thông tin bằng cách tham gia bản tin của chúng tôi!

Bình luận

Bạn phải đăng nhập để viết bình luận.

Những bài viết liên quan
Thông tin tác giả