ĐAU MẮT ĐỎ? NGUYÊN NHÂN, BIỆN PHÁP VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Tưởng chừng như khi đến mùa mưa lạnh, những dịch bệnh mà chúng ta cần để ý là : cúm, sốt xuất huyết, cảm lạnh,… nhưng không ngờ, đau mắt đỏ lại là căn bệnh đang bị bùng phát và lây nhiễm mạnh trong thời gian dạo gần đây. Đây là một bệnh dịch khá tương quái, vì nó rất dễ lây lan mà không trừ bất cứ trường hợp và môi trường nào. Bất cứ nơi đâu, chỉ cần một người nhiễm bệnh, thì những người còn lại tiếp xúc đều sẽ có nguy cơ cao nhiễm tương tự. Vậy, đau mắt đỏ là gì, nguyên nhân và cách phòng tránh dịch bệnh này?

1. Đau mắt đỏ là gì ?

Đau mắt đỏ ( hay còn gọi là viêm nhiễm kết mạc) là hiện tượng mắt xuất hiện tình trạng khi mạch máu trên bề mặt mắt bị nở to, gây ra sự đỏ hoặc sưng. Đó là khi lớp màng kết mạc bảo vệ trong suốt trên bề mặt nhãn cầu (lòng trắng) và kết mạc mi bị sưng đỏ và viêm nhiễm. Căn bệnh này gây ra những dấu hiệu rất khó chịu cho người bị và gần như không trừ bất cứ lứa tuổi nào : trẻ em, người lớn hay người già, đều có khả năng nhiễm. Xảy ra hầu như các mùa trong năm, tập trung nhiều nhất vào mùa hè và cuối thu.



2. Dấu hiệu, triệu chứng của đau mắt đỏ:

Dễ lây nhiễm và dễ nhận biết là đặc điểm đặc trưng của đau mắt đỏ. Ngay khi bị bệnh, người bệnh có thể nhận thấy rõ sự khác biệt trong mắt so với hằng ngày, cụ thể : 

⁃ Mắt đỏ : rõ ràng nhất là mắt bị nổi mạch máu và sưng đỏ lên.

⁃ Mắt ngứa : Ngứa là tình trạng của viêm nhiễm, mắt sẽ bị cộm lên như bị bụi bay vào, gây khó chịu và khiến người bệnh muốn dụi vào mắt. 

⁃ Sưng nề mi mắt, đau nhức : mắt bị ương lên, đau nhức.

⁃ Chảy nước mắt : mắt sẽ xuất hiện nhiều ghèn và to hơn so với bình thường, dễ thấy khi ngủ dậy. 

⁃ Sốt, nổi hạch : đau mắt đỏ thường đi kèm với sốt, mệt mỏi, ho,…

Ngay khi gặp những biểu hiện trên, hãy kiểm tra nguồn lây và xác định mình có bị nhiễm hay chưa. 

3. Nên làm gì khi bị đau mắt đỏ : 

  • Khi bị đau mắt đỏ hoặc nghi ngờ mình bị nhiễm, có một số bước bạn có thể thử trước khi thăm bác sĩ mắt :
  • Rửa mắt: Sử dụng nước ấm sạch để nhẹ nhàng rửa mắt, đảm bảo không có bất kỳ chất bẩn hoặc tạp chất nào gây kích ứng.
  • Sử dụng nước mắt nhân tạo: Nếu bạn nghi ngờ mắt khô, có thể sử dụng giọt nước mắt nhân tạo mà bạn có thể mua ở cửa hàng dược phẩm để giúp cung cấp độ ẩm cho mắt.
  • Loại bỏ chất gây dị ứng (nếu nghi ngờ không phải dịch bệnh): Nếu bạn nghi ngờ triệu chứng do dị ứng, hãy cố gắng xác định và loại bỏ tác nhân gây dị ứng, chẳng hạn như bụi, phấn hoa hoặc sản phẩm mắt trang điểm.
  • Không đeo kính áp tròng : đeo khi đang đau mắt có thể tăng khả năng viêm nhiễm , gây tổn thương và khó chăm sóc. 
  • Sát khuẩn, vệ sinh: tất cả các môi trường xung quanh đều có nguy cơ ủ bệnh, hãy thường xuyên rửa tay, đeo khẩu trang nếu cảm thấy mình có vấn đề viêm nhiễm. Đối với trẻ em, tập trung vệ sinh nơi sinh hoạt, vui chơi,…
  • Không tự ý tự điều trị: Tránh sử dụng các thuốc nhỏ mắt chứa thành phần kháng sinh, corticoid mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

4. Phòng ngừa đau mắt đỏ : 

  • Rửa tay thường xuyên: Hãy luôn giữ tay sạch bằng cách rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước ấm. Điều này giúp ngăn ngừa việc truyền tay các vi khuẩn hoặc virus vào mắt.
  • Không chia sẻ vật dụng cá nhân: Không chia sẻ kính áp tròng, khăn mặt, hoặc bất kỳ vật dụng cá nhân nào có thể tiếp xúc với mắt.
  • Vệ sinh mắt mũi bằng nước muối sinh lí : sử dụng nước muối sinh lí thường xuyên để triệt vi khuẩn một cách tối ưu hơn. 
  • Không đưa tay lên dụi mắt mũi : Tay chính là môi trường vi khuẩn sau khi tiếp xúc với bên ngoài, đưa tay lên dụi là gián tiếp khiến dễ nhiễm bệnh hơn. 
  • Hạn chế tiếp xúc với bệnh hoặc người nghi mắc đau mắt đỏ.

 

Nếu nghi ngờ hay bị mắc đau mắt đỏ, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra bạn nhé !

Bạn thích bài viết này? Cập nhật thông tin bằng cách tham gia bản tin của chúng tôi!

Bình luận

Bạn phải đăng nhập để viết bình luận.

Những bài viết liên quan
Thông tin tác giả