3 TIPS SỐNG CÒN - TÂN SINH VIÊN CẦN BỎ TÚI NGAY

1. Tiết kiệm tiền ăn với kế hoạch một tuần:

Kế hoạch một tuần có nghĩa là gì? Là thay vì mua đồ ăn cho mỗi ngày, bạn sẽ cần mua đồ ăn cho cả một tuần. Điều này hợp lí cả khi bạn sống một mình hay sống tập thể. Việc mua đồ ăn cho một tuần sẽ giúp các bạn tự cân đối thức ăn sao cho hợp lí trong bảy ngày, tránh việc tiêu hoang, mất kiểm soát hay phát sinh các phí không đáng có khác cho việc ăn uống.

Bước 1, bạn cần lên danh sách chi tiết các loại lương thực, thực phẩm cần thiết trong một tuần, tùy theo số lượng người, tính bình quân mỗi người cần bao nhiêu, sau đó tổng hợp lại, đừng quên tham khảo giá trước nhé.

Các loại thực phẩm vừa thiết yếu lại vừa rẻ, bạn nên đưa vào như: Thịt lợn, cá, tôm, rau, hoa quả, đậu phụ,...

Ngoài ra, bạn có thể thỉnh thoảng đổi món với các loại thực phẩm như: Thịt gà, trâu bò,... Tuy nhiên, những loại thực phẩm này giá khá chát, không nên mua thường xuyên, bạn nên cân nhắc thật kỹ nhé!

Bước 2, quyết định khoản tiền ăn trong một tuần là bao nhiêu, rồi trong một tháng là bao nhiêu. Chẳng hạn, bạn đặt mục tiêu chỉ chi 700k/tháng vào việc ăn uống, hãy chia cho 4 tuần, vậy là mỗi tuần bạn cần đi chợ và mua đủ 175k thức ăn cho một tuần. Từ đó, hãy du di số thực phẩm sao cho hợp lí với mục tiêu của bạn nhé. Dễ dàng quá đúng không nào?

Bước 3, sau khi lên kế hoạch hoàn chỉnh xong, giờ thì hãy đi chợ và nhớ rằng phải mua đúng theo kế hoạch đã đặt ra nhé. Nếu có sai số thì hãy cố để sai số ấy thật nhỏ thôi bạn nhé.

Bước 4, sau khi đã mua đủ thức ăn cho một tuần, hãy ngồi lại và kiên nhẫn chia nhỏ thức ăn cho bảy ngày bạn nhé.

Vậy là bạn đã thành công rồi đó!

Lưu ý: Đối với các loại thức ăn không để được lâu trong một tuần như rau, củ, quả... Hãy cân nhắc việc mua riêng chúng vào các ngày khác trong tuần, tất nhiên là vẫn phải theo kế hoạch đã đặt ra bạn nhé.

Sinh viên đi chợ Sinh viên đi chợ

2. Tiết kiệm tiền trọ, tiền điện nước sinh hoạt:

Đối với các bạn nhà gần hoặc ở nhờ nhà người thân thì khoản phí này không đáng kể. Vì vậy, tip này sẽ dành riêng cho các bạn ở trọ nhé. 

Trong quá trình tìm nơi thích hợp để mình sẽ lưu lạc, các bạn sinh viên nhớ kỹ những tips chọn trọ này nhé:

  • Chọn phòng trọ ở gần trường, gần chợ, an ninh tốt.
  • Hợp đồng và thoả thuận rõ ràng về các phí sẽ phát sinh như wifi, phí vệ sinh,...
  • Phòng có cửa sổ: Giúp các bạn tiết kiệm rất nhiều tiền đèn điện.
  • Hãy hỏi giá điện nước trước, hãy nhớ rằng phòng phải có công tơ điện nước riêng, và đừng quên check công tơ, chụp số trước khi vào ở chính thức kẻo mất tiền oan các bạn nhé.
  • Check các thiết bị điện, đặc biệt là các đồ vật sử dụng điện cũ như tủ lạnh, bếp từ,... và yêu cầu chủ nhà sửa lại, vì đôi khi, tiền điện của bạn rất nhiều là do chúng bị rò rỉ đó...
  • ...
    Sinh viên tìm trọ

3. Tiết kiệm tiền bạc với quy tắc 6 chiếc lọ:

Quy tắc 6 chiếc lọ là gì?

Quy tắc 6 chiếc lọ được hiểu một cách đơn giản nhất là việc phân chia thu nhập của bạn thành 6 phần đựng trong 6 lọ khác nhau. Mỗi lọ sẽ được sử dụng cho một mục đích riêng.

Quy tắc 6 chiếc lọ là gì?

Cách quản lý tài chính hiệu quả với quy tắc 6 chiếc lọ

Lọ thứ nhất: Chi tiêu cần thiết

Trong lọ này, bạn sẽ lấy 55% thu nhập của mình để cho vào lọ. Phần này sẽ phục vụ cho nhu cầu chi tiêu cần thiết của bạn, chẳng hạn như chi phí sinh hoạt, tiền ăn uống, xăng xe, v.v. 

Chiếc lọ đầu tiên sẽ đảm bảo bạn có thể chi trả các khoản chi phí cần thiết thường ngày.

Lọ thứ hai: Tiết kiệm dài hạn

Trong lọ thứ hai, bạn sẽ lấy 10% thu nhập để vào trong lọ. Lọ này sẽ phục vụ cho nhu cầu tiết kiệm dài hạn hay dành cho những khoản chi tiêu lớn như mua nhà, mua xe, v.v.

Để đạt được mục tiêu trên, bạn cần tích lũy tiền đều đặn trong một khoảng thời gian dài. Qua thời gian, khoản tiết kiệm sẽ ngày càng lớn và đến gần với mục tiêu của bạn.

Bên cạnh đó, chiếc lọ này cũng được xem như là một vật phòng thân khi bạn phải chi tiêu các khoản đột xuất. 

Lọ thứ ba: Quỹ tự do tài chính

Trong lọ này, bạn sẽ bỏ vào 10% thu nhập của mình để phục vụ cho mục đích tiết kiệm và tự do tài chính trong tương lai. 

Bạn nên phân bổ tiền cho các khoản đầu tư có thể tạo ra nguồn thu nhập thụ động, có thể là chứng khoán, đầu tư quỹ, v.v. Khi bạn bỏ tiền vào đây, bạn sẽ không được tiêu với bất kỳ mục đích nào khác. 

Nếu đầu tư từ sớm và biết cách sử dụng vốn hiệu quả, bạn sẽ không mấy chốc mà gia tăng giá trị dòng tiền ban đầu.

Lọ thứ tư: Hưởng thụ

Bên cạnh việc dành tiền để tiết kiệm và đầu tư, bạn đừng quên để ra một phần thu nhập để phục vụ cho các hoạt động vui chơi, giải trí. Trong lọ này, bạn hãy bỏ vào đó 10% thu nhập của mình.

Để đạt được mục tiêu tự do tài chính, tinh thần của bạn cũng cần được vui vẻ, và thoải mái. Vậy nên, bạn hãy sử dụng chiếc lọ này để thư giãn cho bản thân, đó có thể là một bữa ăn, một chuyến đi du lịch, mua sắm, v.v.

Một trong 6 lọ là để phục vụ cho các hoạt động vui chơi, giải trí.

Lọ thứ năm: Học tập

Học tập để nâng cao kiến thức là một mục tiêu hết sức quan trọng giúp bạn nâng cao giá trị thân. Bạn hãy bỏ ra 10% thu nhập để phục vụ cho hoạt động này.

Đầu tư vào bản thân chưa bao giờ là lãng phí. Bởi, tài sản quý giá nhất của bạn là kiến thức và kinh nghiệm.

Những người thành công là những người không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức mới. Vậy nên, bạn hãy sử dụng khoản tiền này một cách hiệu quả để nâng cao trình độ, năng lực của bạn thân.

Lọ thứ sáu: Giúp đỡ người khác

Bạn hãy dành khoảng 5% thu nhập còn lại của mình để làm các công việc từ thiện, giúp đỡ cộng đồng, bạn bè, người than. Khi bạn đã có được sự ổn định về tài chính, đừng ngần ngại giúp đỡ những người khác trên hành trình của họ.

Nếu có nhiều thứ cần phải chi hơn hay chưa ổn định về tài chính, bạn có thể giảm tỷ lệ này xuống nhưng hãy luôn trích ra một phần nhỏ để giúp đỡ người khác nhé.

Kết

Vậy là vừa rồi mình đã cùng các bạn tìm hiểu 3 tips tiết kiệm dành cho tân sinh viên: Tiết kiệm tiền ăn với kế hoạch một tuần; Tiết kiệm tiền trọ, tiền điện nước sinh hoạt; Tiết kiệm tiền bạc với nguyên tắc 6 chiếc lọ. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có cho mình những biện pháp tốt nhất để quản lý tiền bạc của bản thân.

Nếu có bất kì câu hỏi nào hãy để lại ở phần bình luận bên dưới nhé!

Thanks for reading!

Bạn thích bài viết này? Cập nhật thông tin bằng cách tham gia bản tin của chúng tôi!

Bình luận

Bạn phải đăng nhập để viết bình luận.

Những bài viết liên quan
Thông tin tác giả